Tin tức khảo cổ học tháng 4-2024

châu Âu

Người Úc không học làm gốm từ châu Âu

Một phát hiện mới ở ngoài khơi bờ biển phía tây bắc Australia đã chứng minh điều sau đây trong sách giáo khoa là sai. Cho đến nay, giới học thuật đều nhất trí rằng đồ gốm được người châu Âu du nhập vào Australia.

Phát hiện mới này cho chúng ta thấy rằng người Australia bản địa đã làm đồ gốm rất tốt hàng ngàn năm trước khi người châu Âu di cư đến. Trên thực tế, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra nhiều mảnh gốm có niên đại từ 2.000 đến 3.000 năm.


Đó là những mảnh gốm lâu đời nhất từng được tìm thấy tại Úc, được phát hiện ở độ sâu chỉ 50cm trên một hòn đảo nằm ngoài khơi bán đảo Cape York. Phân tích địa chất cho thấy chúng được chế tác tại địa phương, sử dụng đất sét và chất ủ có nguồn gốc trực tiếp từ đảo Jiigurru, còn gọi là đảo Thạch sùng (Lizard Island).

Source

Những mộ đá 25.000 năm tuổi ở Nga

Ở vùng núi Kavkaz của Nga, không xa các thành phố Tzelentzchik, Touapse, Novorossiysk và Sochi, có hàng trăm di tích cự thạch được gọi là mộ đá.

Theo trang web Kykeon, tất cả những mộ đá cự thạch mà bạn nhìn thấy bên dưới trong các bức ảnh đều có niên đại từ 10.000 đến 25.000 năm trước. Các nhà khảo cổ học khác cho rằng tuổi của những công trình cự thạch này là 4000 đến 6.000 năm tuổi.


Mặc dù thường không được biết đến ở phần còn lại của châu Âu, nhưng những tảng cự thạch này của Nga ngang bằng với những khối cự thạch lớn của châu Âu về độ tuổi và chất lượng kiến trúc, nhưng vẫn có nguồn gốc chưa được biết đến.

Source

Hàm giả 300 tuổi được làm bằng vàng và đồng ở Ba Lan

Các nhà khảo cổ học khi tiến hành khai quật Nhà thờ Thánh Phanxicô Assisi ở Krakow đã tìm thấy một điều được mô tả là phát hiện đầu tiên thuộc loại này ở Ba Lan. Thi thể của người đàn ông được phát lộ có một hàm giả ở trong miệng, làm vật chèn nhân tạo giúp anh ta có thể sống sót với căn bệnh hở hàm ếch.

Anna Spinek, một nhà nhân chủng học tại Viện Miễn dịch học và Trị liệu Thực nghiệm Hirszfeld ở Ba Lan, đã giải thích phát hiện này với tạp chí Live Science. "Đây có lẽ là phát hiện đầu tiên như vậy không chỉ ở Ba Lan mà còn ở châu Âu. Không có thiết bị nào như vậy tồn tại trước đó trong các bộ sưu tập của tổ chức và tư nhân."


Thiết bị này, được mô tả là một dụng cụ bịt vòm miệng, được thiết kế để vừa với vòm miệng của người đàn ông. Nó áp khít với khoang mũi của người đàn ông và thay thế cho vòm miệng cứng.

Bản thân nó được mô tả là “đặc biệt” và bao gồm hai phần. Một tấm kim loại mô phỏng vòm miệng cứng được gắn vào một miếng đệm làm bằng len, được thiết kế để cố định thiết bị một cách êm ái khi đưa vào miệng.

Hở hàm ếch xảy ra trong thời kỳ mang thai khi vòm miệng, đặc biệt là vòm miệng cứng, không đóng được hoàn toàn. Kết quả là khoang mũi thông trực tiếp với miệng và các chất lạ có thể xâm nhập vào khoang này. Hở hàm ếch thường gây ra các vấn đề liên quan đến hít thở, nói năng và ăn uống.

Các tác giả lưu ý trong bài báo của họ rằng những nỗ lực đầu tiên nhằm thay thế những phần bị thiếu của vòm miệng có thể đã có từ thời cổ đại. Nhà hùng biện Hy Lạp Demosthenes (384 - 322 trước Công nguyên) mắc chứng hở hàm ếch bẩm sinh và có thể đã sử dụng sỏi để lấp đầy những khoảng trống trong miệng.

Hở hàm ếch ngày nay được giải quyết bằng các thủ tục phẫu thuật tương đối đơn giản, nhưng cách đây 300 năm thì con người không có được phương pháp này. Thay vào đó, anh tìm ra một giải pháp khác: thiết bị này được đưa vào miệng anh như một bộ phận hàm giả.

Khi loại bỏ miếng len đã phát hiện các hạt nhỏ màu vàng và xanh lá lục được cho là dấu vết của vàng và đồng. Có vẻ như thiết bị này được phủ một lớp đồng mỏng, sau đó là vàng, để tạo rào cản và ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách ngăn chặn sự hấp thụ chất dịch tiết từ khoang mũi.

Miếng đệm dường như cũng có một lớp đồng và vàng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Bộ phận giả có hình dạng lõm và được thiết kế để uốn cong vào khoang mũi, để lại một lỗ rỗng trong miệng, giống như vòm miệng cứng tự nhiên.

Để hiểu rõ hơn về thành phần của bộ phận giả, các nhà nghiên cứu đã phân tích nó dưới kính hiển vi điện tử quét và bằng quang phổ tia X, phương pháp phân tích thành phần hóa học của mẫu. Họ phát hiện ra rằng những mảnh kim loại này thực sự phần lớn được làm bằng đồng, với một lượng đáng kể vàng và bạc.

Mảnh len đệm cũng được phân tích và phát hiện có chứa dấu vết của io-đua bạc. Có khả năng chất này đã được thêm vào miếng đệm vì đặc tính kháng khuẩn của nó.

Thiết bị ban đầu đã được quan sát thấy khi hầm mộ chứa người đàn ông được khai quật từ năm 2017 đến năm 2018. Phần lớn nó nằm ở vị trí giữa các hàm xương. Tuy nhiên, mặc dù đã phân tích sâu hơn nhưng vẫn chưa thể biết được bộ hàm giả thực sự hoạt động tốt như thế nào.

Source

NCCong 15/04/2024